Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Câu chuyển cổ tích sinh ra từ tình người


 Hãy dũng cảm đối diện với điều đó và đưa các con đến với chúng tôi để các con được hưởng điều tốt đẹp nhất. Nếu có khó khăn, chúng tôi sẽ giúp đỡ, triệu tấm lòng sẽ cùng giúp sức

Tin Tức Tổng Hợp - Trang tin tức cập nhật hàng ngày về công nghệthể thaogiáo dục , pháp luật , giải trí ... Để biết thêm thông tin hãy truy cập vào website Tin Tức Tổng Hợp 

 Những ngày cuối tháng 11, hành trình “Thiện Nhân và những người bạn” – chương trình phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục miễn phí cho trẻ em Việt Nam lại bắt đầu chặng đường mới cùng những cái hẹn đầy hy vọng. Với một lịch trình khám và phẫu thuật của các bác sỹ tình nguyện đến từ Ý, Mỹ được tận dụng từng giây phút như suốt 6 năm qua, những người thực hiện chương trình lại chỉ tự nhận, họ đã làm bởi bản năng của những người cha mẹ. Hẳn là một “cái cớ” để họ có thể nhận con số hồ sơ lên đến hàng nghìn, gọi điện cho từng gia đình đến việc sẵn sàng có mặt bên cạnh những đứa trẻ trong những ca đại phẫu. Để từ đó, nhiều cuộc đời được hoàn thiện và cổ tích được sinh ra giữa đời thường.


6 năm qua, chương trình "Thiện Nhân và Những người bạn" đã và đang tạo nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường

Hành trình tìm lại cuộc đời cho những đứa trẻ

“Thiện Nhân và những người bạn” là hành trình 10 năm ươm mầm thiện mà xuất phát điểm là bởi những vị bác sĩ tại Quảng Nam khi cưu mang, cứu chữa cho cậu bé Thiện Nhân, đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi, bị thú rừng ăn mất bộ phận sinh dục. Rồi tiếp đến là câu chuyện người mẹ Trần Mai Anh khi đón Nhân về Hà Nội, lặn lội đi hết chặng đường hơn 3 vòng trái đất để con trai có được "con chim" xinh xinh như bao người khác. Mà lúc bấy giờ, bên cạnh chị là sự giúp sức của cả cộng đồng xã hội trong và ngoài nước. Để khi cổ tích đã đến với Nhân thì chị Mai Anh nhận ra không phải chỉ có một đứa trẻ mang nỗi đau khiếm khuyết. Hành trình ấy được nối dài cho đến tận hôm nay.

Chị Mai Anh, người mẹ của hàng trăm đứa trẻ bất hạnh Việt Nam luôn sẵn sàng bên cạnh các con dù ở bất kể nơi đâu.

Miệt mài với con số hơn 1.000 hồ sơ của những cậu bé bị mặc cảm phải đi tiểu ngồi, thậm chí nhiều em còn không phân định được giới tính, chị Mai Anh tự nhận: “Chẳng có chuyện gì dễ dàng, hành trình của chúng tôi cũng vậy nhưng khao khát và yêu thương thì lại không ngừng lớn lên cùng nỗi đau của những đứa trẻ”.

Câu chuyện của Sơn bô xanh, cậu bé đến từ Thanh Hóa như một minh chứng cho điều ấy. Chúng tôi gặp Sơn trong lần phẫu thuật thứ 3 của em tại chương trình. Cậu bé Sơn nhanh nhẹn chào hỏi mọi người, tíu tít nói chuyện và gọi chị Mai Anh là mẹ. Nhìn em, chẳng ai biết rằng từ lúc chào đời em là đứa trẻ đã nhận những cái lắc đầu của các bác sỹ. Nửa người dưới của Sơn mở hoàn toàn, chảy 24 giờ mỗi ngày và đến nay đã là năm thứ 9 – bằng tuổi của thằng bé. Anh Du, bố của Sơn nhận được các lời khuyên cứ kệ con, đừng tốn công chữa chạy. Thế nhưng, suốt 9 năm qua, chính người đàn ông ấy đã mang con đi khắp các bệnh viện để tìm cách cứu chữa. Bằng những hiểu biết ít ỏi của mình, bằng tình thương với đứa con bé bỏng, anh Du đã tìm tới được chương trình. Cuộc đời Sơn rẽ bước ngoặc từ đây.

9 năm qua, chẳng thể đếm nổi hai cha con anh đã có bao nhiêu chuyến đi từ Thanh Hóa ra Hà Nội hay thậm chí vào TPHCM, Đà Nẵng để khám và phẫu thuật. Cuộc sống của Sơn bây giờ vẫn gắn với chiếc bô, với những cơn đau nhưng Sơn đã có thể nghĩ về những ước mơ, về tương lai. Và cũng chính Sơn, cậu bé với số phận nghiệt ngã lại khiến người ta kinh ngạc mà chị Mai Anh từng thốt lên: “Chẳng có ai đau đớn như Sơn nhưng cũng chẳng ai luôn ngập tràn mơ ước như thằng bé. Ở Sơn có sự khao khát sống đến kỳ lạ, đến nỗi chúng tôi cũng được tiếp sức từ Sơn”.

Sơn ước mơ giỏi tiếng Anh, đơn giản vì con muốn tự mình trò chuyện với các bác sĩ nước ngoài về bệnh tình của mình. Rồi xa hơn, con nói về ngày mình được lành lặn, khỏi bệnh. Khi đã giỏi tiếng Anh rồi con có thể giúp các bạn khác nói chuyện với các bác sĩ, giúp những em bé như con được chữa trị. Tôi tự hỏi, có ai nỡ đánh thuế ước mơ hiện thực đó chăng!

Gặp hàng trăm bệnh nhân khi đồng hành cùng chuyến tàu yêu thương “Thiện Nhân và những người bạn”, tôi đã chứng kiến những cuộc đời đẫm nước mắt nhưng cũng có những câu chuyện đầy yêu thương như thế. Và vì bởi dù những đứa trẻ chỉ mới vài tháng tuổi cho đến chàng thiếu niên 15, 16 thì với các em, với những ông bố bà mẹ, đây là hành trình đầy ắm những hy vọng về một ngày có được cuộc đời bình thường.

Yêu thương vẽ nên cổ tích

Có thể sẽ thật trừu tượng khi nói về hai chữ “yêu thương” hay “cổ tích”. Nhưng ở “Thiện Nhân và những người bạn”, điều đó được bày ra trước mắt. Đó là hình ảnh những người đang miệt mài thực hiện chương trình mà mỗi ngày với họ là cuộc chạy đua với các hồ sơ mới, cũ. Nói “chạy đua” là bởi họ còn muốn gặp thêm những đứa trẻ cần giúp đỡ và gặp thêm những tấm lòng muốn gửi yêu thương. Vì lẽ, hơn 6 năm qua, chính từ những tấm lòng ấy, cổ tích đã và đang được sinh ra. Điều mà như chị Mai Anh tự hào, rằng hành trình không hồi kết này đã đưa họ đến gặp những con người đẹp đẽ khác trong đời.
Nơi cổ tích sinh ra từ tình người ảnh 3
Yêu thương vẫn luôn chất chồng lên bên cạnh những nỗi đau để cổ tích được sinh ra với những đứa trẻ

Chị kể, có nữ nhà báo vừa nghỉ hưu và định rằng mỗi năm sẽ đi du lịch một lần nhưng khi biết đến chương trình, chị ấy đã tặng chương trình toàn bộ số tiền kia. “Chị ấy nhắn rằng, thay vì đi một nước xa xa sẽ góp tiền tặng một em bé. Đổi một chuyến đi chơi để một em bé được phát triển bình thường, điều ấy hoàn toàn xứng đáng, thậm chí là đáng mong đợi”.Hay có cậu bé con mới tuổi hơn 10, ở tận nước ngoài xa xôi khi nghe mẹ mình tâm sự về những bạn nhỏ nghèo ở Việt Nam không may mắn bị bênh, em đã ngay lập tức đề nghị tặng toàn bộ số tiền đầu tiên trong đời kiếm được từ một buổi bán hàng để “các bạn chữa chim”.Cậu bé thốt lên: “Mình tặng được mà. Khi chim mình bình thường thì mình thấy bình thường, có thể chơi vui và nhiều khi quên mất là mình có chim, nhưng khi chim mình bị ốm thì sẽ khó chịu lắm".

Mai Anh tâm sự: “Yêu thương như một nhu cầu, chúng có sẵn trong mọi trái tim và chỉ đợi khi gặp được nhau sẽ góp lại, phép màu là ở đó. Rồi cổ tích được sinh ra từ đây chứ chẳng đâu xa”. Nói là vậy nhưng trong những ngày đồng hành cùng chương trình, điều mà tôi nhận ra từ chị Mai Anh, Na Hương, những vị bác sỹ tình nguyện đến từ Ý, Mỹ xa xôi, họ chính là những người ghép những phép màu, tạo dựng từng nét vẽ, từng dòng chữ trong câu chuyện cổ tích cho hàng trăm đứa trẻ. Đồng hành với hành trình của Thiện Nhân trong 10 năm, bác sỹ Roberto Decastro là người đã phẫu thuật tái tạo thành công cơ quan sinh dục cho Thiện Nhân và thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật khó tại Việt Nam mà không nhận một đồng thù lao nào. Cũng chính ông đã mời những chuyên gia, các bác sỹ về niệu nhi từ Ý, Mỹ, Úc đến với chương trình bởi lo sợ một ngày “khi tôi không thể qua với các cháu được nữa”. Với những đứa trẻ và những người cha mẹ, ông chẳng khác gì ông bụt trong câu chuyện cổ tích của họ.

Vẫn với sự niềm nở vốn có của mình ở mọi cuộc khám, bác sỹ Roberto Decastro chia sẻ: “Tôi chỉ muốn nói rằng không có gì là không thể. Những người cha làm mẹ hãy vượt qua định kiến, suy nghĩ mặc cảm về khiếm khuyết của con em mình. Hãy dũng cảm đối diện với điều đó và đưa các con đến với chúng tôi để các con được hưởng điều tốt đẹp nhất. Nếu có khó khăn, chúng tôi sẽ giúp đỡ, triệu tấm lòng sẽ cùng giúp sức”.

Niềm tin của vị bác sỹ người Ý là hoàn toàn có cơ sở bởi 10 năm ươm mầm thiện và 6 năm qua chính ông cùng cộng sự ở các nước xa xôi đã dành thời gian nghỉ phép ít ỏi đến Việt Nam. Yêu thương như vượt qua mọi ngăn cách. Để từ đó, 200 em nhỏ được phẫu thuật, hàng trăm cô cậu bé khác được thăm khám và lớn hơn cả là tìm thấy hy vọng. Những lời chào tạm biệt của các bệnh nhi cùng những câu chuyện cổ tích đã và đang hiện diện ngay giữa đời thường. Tháng 11 vừa khép lại, Sơn cùng với gần 200 em nhỏ khác đã được khám, phẫu thuật. Những nỗi đau sẽ vẫn còn nhiều lắm nhưng hành trình vẫn sẽ tiếp tục bởi yêu thương vẫn đang chất chồng lên bên cạnh, bởi còn có triệu tấm lòng đang nỗ lực mỗi ngày, gom yêu thương vẽ lên cổ tích.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét