Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Trung Quốc tăng cường rót tiền vào Campuchia, Myanmar nhằm xoa dịu biển Đông?

Trung Quốc luôn đưa ra chiến lược rất bài bản, từng nước lại có những biện pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện”, PGS.TS Quý nhận định.

Việc Trung Quốc tăng cường đầu tư tại Lào, Campuchia và Myanmar là để xoa dịu và hòa giải với các nước trong vấn đề biển Đông.

Tin Tức Tổng Hợp - Trang tin tức cập nhật hàng ngày về công nghệthể thaogiáo dục , pháp luật , giải trí ... Để biết thêm thông tin hãy truy cập vào website Tin Tức Tổng Hợp 

Xoa dịu căng thẳng biển Đông

Tiếp tục chia sẻ quan điểm về việc Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào các hoạt động kinh tế tại Campuchia, Lào và Myanmar, PGS.TS Nguyễn Huy Quý – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc khẳng định đây là tính toán có mục đích chiến lược lâu dài của Bắc Kinh.

Theo PGS.TS Quý, Trung Quốc đã tiến hành đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á trong một thời gian dài để đẩy mạnh chính sách “ngoại giao láng giếng”. Bắc Kinh  chủ yếu thông qua hình thức phát triển kinh tế thương mại nhằm thực hiện chiến lược “một vành đai, một con đường” được vạch ra từ trước nhằm gây ảnh hưởng lên các quốc gia trong ASEAN.

Đặc biệt, thời gian gần đây tòa trọng tài quốc tế có đưa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Nhiều quốc gia trong khối ASEAN đã lên tiếng phản đối Trung Quốc. Vì vậy nước này cần tăng cường quan hệ với khối ASEAN để xoa dịu và hòa giải phản ứng đối với vấn đề biển Đông.

Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN, trong đó có Lào, Campuchia và Myanmar

“Lào, Campuchia, Myanmar là 3 nền kinh tế sơ khai của ASEAN, vì thế Trung Quốc muốn dùng các thỏa thuận về tài chính để gia tăng ảnh hưởng của mình cũng như mong nhận được ủng hộ từ các nước này.

Đối với Myanmar từ lâu đã trở thành thị trường đầu tư quan trọng của Trung Quốc. Từ sau khi lực lượng dân chủ lên nắm chính quyền, Myanmar trở thành thị trường cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ. Cho nên Trung Quốc muốn tăng cường các hoạt động thương mại với Myanmar để củng cố quan hệ giữa 2 nước và cạnh tranh với Mỹ.

Còn Lào và Campuchia, thời gian gần đây Trung Quốc đã tăng cường đầu tư để lôi kéo các nước này đứng về phía mình trong các vấn đề tranh cãi của quốc tế. Kinh tế thương mại trở thành phương thức quan trọng để thực hiện ý đồ đó”, PGS.TS Quý nhấn mạnh.

Vị chuyên gia nhận định, Trung Quốc thực hiện đầu tư vào Lào, Campuchia hay Myanmar bao gồm rất nhiều mục tiêu phương diện, cả về kinh tế thương mại, cả về chính trị an ninh. Tuy nhiên ưu tiên chính của Bắc Kinh đó là biến các hoạt động kinh tế trở thành phương tiện thực hiện các toan tính về chính trị.

Trung Quốc rót tiền vào Campuchia, Myanmar: Đằng sau sự hữu hảo

Các chiêu bài khác nhau

Với nhiều năm nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Huy Quý đánh giá, để thực hiện các mục tiêu đề ra, Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp, từ các chiến lược chung đến những cách thức riêng để phù hợp với điều kiện của từng quốc gia.

“Trung Quốc đầu tư vào 3 quốc gia trên cũng có những điểm chung và điểm riêng. Điểm chung duy nhất là họ thực hiện muc tiêu tăng cường quan hệ thương mại. Còn chiến lược đầu tư thì hoàn toàn khác nhau.

Đối với Myanmar họ chủ trưởng củng cố quan hệ đầu tư rất sâu rộng đã có trước kia giữa 2 nước. Còn Lào thì đẩy mạnh triển khai trong thời gian gần đây. Đặc biệt là khai thác lợi thế của Lào ở trên sông Mekong. Đối với Campuchia thì tương đối toàn diện, đầu tư sâu rộng trong nhiều lĩnh vực từ giao thông đến bất động sản.

Trung Quốc luôn đưa ra chiến lược rất bài bản, từng nước lại có những biện pháp phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện”, PGS.TS Quý nhận định.

Theo vị chuyên gia, việc bắt tay với Trung Quốc trong các hoạt động kinh tế, thương mại, trước mắt sẽ đem đến lợi ích cho Lào, Campuchia, Myanmar. Bằng chứng là nền kinh tế của các nước này thời gian vừa qua phát triển tương đối mạnh mẽ.

“Còn về lâu dài thì phải chờ đợi xem việc hợp tác như thế các quốc gia có giữ được chủ quyền về kinh tế hay không? Nếu phụ thuộc nhiều quá vào Trung Quốc thì nền kinh tế 3 nước trên sẽ mất cân đối, các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc”, ông Quý nói.

Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, Lào, Campuchia và Myanmar cần phải có những tính toán hết sức thận trọng, cân nhắc trong quan hệ đầu tư, hợp tác với chính quyền Bắc Kinh.

“Trước hết, các nước cần bảo vệ các công ty sản xuất nội địa. Thứ hai cân đối quan hệ với các nước phương Tây trong lợi ích thương mại. Trong thời gian sắp tới Mỹ và phương Tây sẽ tăng cường đầu tư vào khu vực này để cạnh tranh với Trung Quốc. Nếu hợp tác mang đến bất lợi thì nên tính toán dừng lại”, PGS.TS Quý nêu quan điểm.
Giải Trí
Thể Thao
Sức Khỏe
Kinh Doanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét